*

*

So sánh hai câu tục ngữ sau: Không thầy đố mày làm nên Học thầy không tày học bạn. Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau... | Câu 3 trang 13 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

So sánh hai câu tục ngữ sau:

- Không thầy đố mày làm nên.

Bạn đang xem: Không thầy đố mày làm nên và học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không

- Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu một vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau.

Soạn cách 1

So sánh

* Giống nhau: cả hai câu tục ngữ đều đề cao việc học hỏi, học tập mọi lúc mọi nơi để có thể thành công.

* Khác nhau

- “Không Thầy đố mày làm nên” : Khẳng định vai trò lớn lao và tiên quyết của người thầy trong môi trường giáo dục, trong nhà trường

- “Học thầy không tày học bạn”: Câu này là một lời khuyên, khuyên con người phải mở rộng môi trường học, không chỉ học trên trường mà còn phải học hỏi trong đời sống xã hội

=> Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn với nhau, ngược lại chúng còn hỗ trợ ý nghĩa cho nhau, để đề cao vai trò của việc học tập.

* Một số câu tục ngữ tương tự

Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.

Xem thêm: Chữ Viết Tắt Kj Là Gì ? Chữ Viết Tắt Kj Trên Bao Bì Có Nghĩa Là Gì

Cái nết đánh chết cái đẹp

-------

Bán anh em xa mua láng giềng gần

Xảy đàn tan nghé

Soạn cách 2

- Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau. Vì câu “Không thầy đố mày làm nên” muốn khẳng định vai trò của người thầy, bên cạnh đó câu “học thầy không tày học bạn” muốn nhấn mạnh vai trò của việc học bạn. Từ đó cả 2 câu đi đến một mục đích chung đó là khuyên ta nên biết chọn người để học không chỉ là thầy mà còn là bạn.