nofxfans.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về văn nghị luận, vô cùng hữu ích.
Bạn đang xem: Soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luận
Hy vọng rằng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ chuẩn bị bài nhanh chóng, đầy đủ hơn. Mời tham khảo dưới đây.
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận
a. Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không:
- Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?)
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
- Theo em, như thế nào là sống đẹp?
- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?
Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.
b. Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?
c. Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết.
Gợi ý:
a. Trong cuộc sống, con người thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy. Một số câu hỏi khác như:
- Vì sao chúng ta phải chấp hành luật giao thông?
- Vì sao chúng ta cần bảo vệ môi trường?
- Thế nào là yêu nước?
…
b.Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, chúng ta không thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm. Bởi vì các vấn đề trên cần phải phân tích, chứng minh bằng luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng mới giúp người đọc hiểu được.
c. Hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình thường gặp các văn bản như bình luận, tư vấn, hỏi đáp…
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)
b. Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)
c. Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?
Gợi ý:
a.
- Mục đích của Bác: Kêu gọi nhân dân cùng đi học, xóa nạn mù chữ.
- Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:
Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để cai trị dân ta.Hầu hết người Việt Nam mù chữ.Những cách thức để thực hiện chống thất học.- Luận điểm Bác Hồ nêu ra là:
Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.Mọi người Việt Nam phải hiểu biết … viết chữ quốc ngữ.b. Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:
- Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
- Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
- Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Bài viết chỉ có tính thuyết phục khi đưa ra được những lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn.
II. Luyện tập
1. Đọc bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a. Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
b. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c. Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?
Gợi ý:
a. Đây là văn bản nghị luận. Bài viết đưa ra những luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
b.
- Tác giả đề xuất ý kiến: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
- Câu văn, dòng thể hiện ý kiến: nhan đề.
- Lí lẽ và dẫn chứng được tác giả thuyết phục: Có thói quen tốt và thói quen xấu: thói quen tốt (dậy sớm, đúng giờ, giữ lời hứa, đọc sách); thói quen xấu (hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự…)
2. Hãy tìm hiểu bố cục của văn bản trên.
- Mở bài (Có thói quen tốt và thói quen xấu… gạt tàn): Giới thiệu về thói quen tốt và xấu.
- Thân bài (Một thói quen… rất nguy hiểm): Trình bày về thói quen xấu là vứt rác bừa bãi.
- Kết bài (Còn lại): Lời kêu gọi mọi người cần có nếp sống đẹp.
3. Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập.
- Đoạn 1: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
(Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
- Đoạn 2: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Xem thêm: Tại Sao Giải Quyết Việc Làm Đang Là Vấn Đề Xã Hội Gay Gắt Ở Nước Ta ?
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”
(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh)
4. Bài văn “Hai biển hồ” trong SGK là tự sự hay nghị luận?
Gợi ý:
Đây là văn bản nghị luận.Vì bàn về hai cách sống qua hình ảnh hai biển hồ: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập với những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể. Từ đó đưa ra lời khuyên mọi người cần có cách sống đúng đắn.Chia sẻ bởi:

nofxfans.com