MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc --------------

Số: 14/2007/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2007

QUYẾTĐỊNH

BANHÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng vào quản lý cán bộ,công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểuhọc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Bạn đang xem: Phiếu đánh giá giáo viên tiểu học theo quyết định 14

Banhành kèm theo Quyết định này Quy định chung về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểuhọc.

Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết địnhnày thay thế Quyết định số 48/2000/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2000 về Quychế đánh giá xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ giáo viên tiểu học và quyết địnhsố 05/2007QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.

Điều 3. CácÔng (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Thủ trưởng các đơn vịcó liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu tráchnhiệm thi hành Quyết định này.

BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thiện Nhân

QUY ĐỊNH

VỀ CHUẨN NGHỀ NGHIỆPGIÁO VIÊN TIỂU HỌC(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng ápdụng

1. Văn bản này quy định Chuẩn nghề nghiệpgiáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá,xếp loại giáo viên tiểu học.

2. Quy định này áp dụng đối với mọi loại hìnhgiáo viên tiểu học tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dụcquốc dân.

Điều 2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

1.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thống các yêu cầu cơ bản vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viêntiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.

2.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinhtế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn.

Điều 3. Mục đích ban hành Chuẩn

1. Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ,mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đạihọc sư phạm.

2. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá nănglực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng caophẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu họchằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổthông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡngđội ngũ giáo viên tiểu học.

4. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sáchđối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưađáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

Điều 4. Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn

1.Lĩnh vực của Chuẩn là tập hợp các yêu cầu có nội dung liên quan trong cùng phạmvi thể hiện một mặt chủ yếu của năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Trongquy định này Chuẩn gồm có ba lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;kiến thức; kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực gồm có 5 yêu cầu.

2. Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, đặctrưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đápứng mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêuchí.

3.Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn thể hiện mộtkhía cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Chương II

CÁC YÊU CẦU CỦA CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁOVIÊN TIỂU HỌC

Điều 5. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống

1.Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đốivới nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phầnphát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộcsống;

b)Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốtýnhiệm vụ giáo dục học sinh;

c)Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết yêu thương và kính trọng ôngbà, cha mẹ, người cao tuổi; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam;nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủnghĩa xã hội;

d)Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách củaNhà nước.

2.Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng vàNhà nước;

b)Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương;

c)Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìntrật tự an ninh xã hội nơi công cộng;

d)Vận động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước,các quy định của địa phương.

3.Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. Baogồm các tiêu chí sau:

a)Chấp hành các Quy chế, Quy định của ngành, có nghiên cứu và có giải pháp thựchiện;

b)Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động của nhàtrường;

c)Thái độ lao động đúng mực; hoàn thành các nhiệm vụ được phân công; cải tiếncông tác quản lý học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục;

d)Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ tiết dạy;chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công.

4.Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thầnđấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghềnghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng. Bao gồm cáctiêu chí sau:

a)Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; không xúcphạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh;

b)Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; được đồng nghiệp, nhân dân vàhọc sinh tín nhiệm;

c)Không có những biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và giáo dục;

d)Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trịchuyên môn, nghiệp vụ; thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

5.Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dânvà học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong quátrình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

b)Đoàn kết với mọi người; có tinh thần chia sẻ công việc với đồng nghiệp trongcác hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;

c)Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của phụhuynh học sinh;

d)Hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công bằng vàtrách nhiệm của một nhà giáo.

Điều 6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

1.Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các mônhọc được phân công giảng dạy;

b)Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cảcấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảngdạy;

c)Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống;

d)Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học,hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay họcsinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.

2.Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học.Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinhkhuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vàohoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh;

b)Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọnphương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinhtiểu học;

c)Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạođức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp;

d)Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả.

3.Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối vớihoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học;

b)Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thứctổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu họctheo tinh thần đổi mới;

c)Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáodục và đúng quy định;

d)Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạtchuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.

4.Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đếnứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chísau:

a)Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định;

b)Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môitrường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòngchống ma túy, tệ nạn xã hội;

c)Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảngdạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video;

d)Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên côngtác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

5.Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh,huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội và các Nghị quyết của địa phương;

b)Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địaphương;

c)Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rènluyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạyvà giáo dục học sinh;

d)Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hộitruyền thống của địa phương.

Điều 7. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sưphạm

1.Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. Bao gồmcác tiêu chí sau:

a)Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học thể hiện các hoạt động dạy học nhằmcụ thể hoá chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp đượcphân công dạy;

b)Lập được kế hoạch tháng dựa trên kế hoạch năm học bao gồm hoạt động chính khoávà hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c)Có kế hoạch dạy học từng tuần thể hiện lịch dạy các tiết học và các hoạt độnggiáo dục học sinh;

d)Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực củathầy và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án cóđiều chỉnh theo kinh nghiệm sau một năm giảng dạy).

2.Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năngđộng sáng tạo của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:

a)Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhsáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xâydựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướngdẫn học sinh tự học;

b)Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập củahọc sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tậptiến bộ;

c)Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khaithác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạyhọc, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao;

d)Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trongphạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạchvà viết chữ đẹp.

3.Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Baogồm các tiêu chí sau:

a)Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; cócác biện pháp giáo dục, quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểmhọc sinh của lớp;

b)Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức;đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinhvà thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh chuyên biệt;

c)Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi, làm công tácgiáo dục học sinh;

d)Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thíchhợp; phối hợp với Tổng phụ trách, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồngthực hiện các hoạt động tự quản.

4.Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi tronggiao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. Bao gồm các tiêu chísau:

a)Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia cáchoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp để cải tiến chất lượnghọc tập sau từng học kỳ;

b)Dự giờ đồng nghiệp theo quy định hoặc tham gia thao giảng ở trường, huyện,tỉnh; sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên mônđoàn kết vững mạnh;

c)Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tậpcủa từng học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn thểphụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinhtiến bộ;

d)Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh và vận dụng vào tổng kếtsáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúngphong cách nhà giáo.

5.Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Bao gồmcác tiêu chí sau:

a)Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốtcác bài kiểm tra của học sinh;

b)Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảothiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy;

c)Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao;

d)Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tậtđể báo cáo kết quả giáo dục vì sự tiến bộ của học sinh.

Chương III

TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI; QUY TRÌNH ĐÁNHGIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

Điều 8. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêucầu, lĩnh vực của Chuẩn

1. Tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí củaChuẩn.

a)Điểm tối đa là 10;

b)Mức độ: Tốt (9-10); Khá (7-8); Trung bình (5-6); Kém (dưới 5).

2. Tiêu chuẩn xếp loại các yêu cầu của Chuẩn

a)Điểm tối đa là 40;

b)Mức độ: Tốt (36-40); Khá (28-35); Trung bình (20-27); Kém (dưới 20).

3. Tiêu chuẩn xếp loại các lĩnh vực củaChuẩn

a)Điểm tối đa là 200;

b)Mức độ: Tốt (180-200); Khá (140- 179); Trung bình (100-139); Kém (dưới 100).

Điều 9. Tiêu chuẩn xếp loại chung cuối nămhọc

1.Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

2.Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chínhtrị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

3.Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vựcphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm;

4.Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạmmột trong các trường hợp:

a)Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác;

b)Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyệncủa học sinh;

c)Xuyên tạc nội dung giáo dục;

d)Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền;

e)Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác;

g)Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồidưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyênmôn định kỳ;

h)Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán,1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu.

Điều 10. Quy trình đánh giá, xếp loại

1.Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá,xếp loại giáo viên tiểu học. Cụ thể như sau:

a)Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá,xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;

b)Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánhgiá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên. Đối với những tiêu chí có điểm4 hoặc đạt điểm 9 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong tổ khối tán thành.Đối với những tiêu chí có điểm từ 3 trở xuống hoặc đạt điểm 10 phải được ítnhất 50% số giáo viên trong trường tán thành;

c)Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:

-Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng gópcủa tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ họcsinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;

-Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn,các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

-Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánhgiá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

-Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếploại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;

-Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.

d)Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyềnkhiếu nại với hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên cóquyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và đánh giálại.

2.Trong trường hợp giáo viên được đánh giá cận với mức độ tốt, khá hoặc trungbình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáoviên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu tráchnhiệm về quyết định đó;

3.Trong quá trình đánh giá, xếp loại cần xem xét một cách hợp lý đối với giáoviên dạy nhiều môn học và giáo viên dạy một môn học.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đàotạo

1.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của văn bản này.

2.Căn cứ vào các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, hướng dẫn,kiểm tra việc tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viêntiểu học; các quy định về kiểm định chất lượng trường tiểu học, kiểm định chấtlượng chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, đại học; tiêuchuẩn nghiệp vụ các ngạch giáo viên tiểu học; nội dung rèn luyện phẩm chất đạođức và năng lực sư phạm cho sinh viên các trường, khoa đào tạo giáo viên tiểuhọc; những nội dung liên quan đến giáo viên tiểu học trong Điều lệ trường tiểuhọc và trong các quy định hiện hành.

Điều 12. Trách nhiệm của sở giáo dục và đàotạo

1.Giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo, tổ chức đánhgiá, xếp loại giáo viên tiểu học hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thựchiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, tham mưu với chính quyềnđịa phương xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũgiáo viên tiểu học của địa phương.

Điều 13. Trách nhiệm của phòng giáo dục vàđào tạo

1.Trưởng phòng giáo dục và đào tạo căn cứ vào Quy định này chỉ đạo, tổ chức đánhgiá, xếp loại giáo viên tiểu học hằng năm ở địa phương và báo cáo kết quả thựchiện về sở giáo dục và đào tạo.

2.Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên, tham mưu với uỷ ban nhân dânhuyên, quận xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũgiáo viên tiểu học của địa phương; đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viêntiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiệnvề văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.

Điều 14. Trách nhiệm của hiệu trưởng nhàtrường

1.Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn giáo viên tiểu học tự đánh giávà tổ chức đánh giá, xếp loại từng giáo viên theo quy định của văn bản này vàbáo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.

Xem thêm: Soạn Bài Hoạt Đông Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Lớp 10, Soạn Bài Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ

2.Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, tham mưu với phòng giáodục và đào tạo, chính quyền địa phương để có các biện pháp quản lý, bồi dưỡng,nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiểu học của trường.