Điều 3: Đối tượng áp dụng của Quy chế này là các An toàn – vệ sinh viên tại các dự án/bộ phận của Chi nhánh Công ty................................................

Bạn đang xem: Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên

Điều 4: Mạng lưới An toàn – vệ sinh viên được thành lập dựa trên sự thống nhất giữa Ban chấp hành công đoàn cơ sở và Ban giám đốc Công ty, làm việc dựa trên nguyên tắc:

Mỗi dự án/bộ phận phải có ít nhất 01 An toàn – vệ sinh viên hoạt động kiêm nhiệm trong giờ làm việc.An toàn – vệ sinh viên là người làm việc tại dự án/bộ phận, am hiểu kiến thức về An toàn – vệ sinh lao động, nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các nội quy, quy định về An toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong khu vực làm việc bầu chọn.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN – VỆ SINH VIÊN

Điều 5: Nhiệm vụ của An toàn – vệ sinh viên

Đốc công kiêm nhiệm an toàn – vệ sinh viên

Tại tổ đội/bộ phận, mỗi đốc công kiêm nhiệm an toàn – vệ sinh viên là một trưởng nhóm. Chịu trách nhiệm quản lý và phân công nhiệm vụ, khu vực phụ trách cho các thành viên khác trong mạng lưới an toàn – vệ sinh viên.Nhắc nhở, hướng dẫn mọi người tại tổ đội/bộ phận chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản và sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.Phối hợp/chủ trì thực hiện họp an toàn đầu ca làm việc hằng ngày tại tổ đội/bộ phận mình phụ trách.Dành một phần thời gian để kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về an toàn – vệ sinh lao động tại khu vực làm việc. Kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục đối với các điều kiện, tình huống không đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động.Tham gia đóng góp vào công tác xây dựng, cải tiến kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động tại dự án, khu vực làm việc.Tham gia vào công tác sơ cấp cứu ban đầu và phòng cháy chữa cháy tại dựa án/bộ phận làm việc.Thực hiện ghi chép sổ nhật ký an toàn – vệ sinh lao động khi có yêu cầu.Ghi nhận các kiến nghị, đề xuất của các thành viên trong nhóm và người lao động khác tại dự án/bộ phận.Các nhiệm vụ khác được đề cập theo kế hoạch HSE tại các dự án/bộ phận.

Thủ kho kiêm an toàn – vệ sinh viên

Thủ kho kiêm An toàn – vệ sinh viên chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, cấp phát và bảo quản vật tư, thiết bị bảo hộ lao động.Nhắc nhở, hướng dẫn mọi người tại kho chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản và sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.Dành một phần thời gian để kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về an toàn – vệ sinh lao động tại khu vực làm việc. Kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục đối với các điều kiện, tình huống không đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động.Tham gia đóng góp vào công tác xây dựng, cải tiến kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động tại dự án, khu vực làm việc.Tham gia vào công tác sơ cấp cứu ban đầu và phòng cháy chữa cháy tại dựa án và bộ phận làm việc.Các nhiệm vụ khác được đề cập theo kế hoạch HSE tại các dự án.

An toàn – vệ sinh viên tổ đội/bộ phận thi công

Nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ đội thi công chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản và sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.Dành một phần thời gian để kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về an toàn – vệ sinh lao động tại khu vực làm việc. Kịp thời phát hiện và đưa ra các biện pháp khắc phục đối với các điều kiện, tình huống không đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động.Tham gia đóng góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của công tác an toàn, vệ sinh lao động tại dự án, khu vực làm việc.

Điều 6: Quyền hạn của An toàn – vệ sinh viên

Được quyền yêu cầu người lao động tại dự án/bộ phận/tổ đội mình phụ trách ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động nếu thấy nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động.Được quyền đề xuất với quản lý cấp trên thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Khắc phục các yếu tố mất an toàn của máy móc, thiết bị tại nơi làm việc.

Điều 7: Nội dung công việc của An toàn – vệ sinh viên

7.1 Nội dung công việc khi làm việc tại bộ phận/dự án.

Trước khi tiến hành công việc: Phải nắm được nội dung công việc cũng như các biện pháp để đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc.Tất cả An toàn – vệ sinh viên khi thực hiện nhiệm vụ phải đeo băng đeo tay theo mẫu tại phụ lục 1.

Đầu giờ làm việc:

Trưởng nhóm AT – VSV phối hợp cùng các thành viên khác trong mạng lưới AT – VSV thực hiện cuộc họp Toolbox hằng ngày theo Kế hoạch HSE tại bộ phận/dự án. Nội dung cơ bản bao gồm:

Kiểm tra tình hình nhân sự.Thông báo về tình hình thực hiện an toàn, các vi phạm, sự cố, tai nạn trong các ngày trước.Xác định và làm nổi bật các mối nguy hiểm, sai phạm trong quá trình kiểm tra.Đưa ra các yêu cầu khắc phục và các biện pháp phòng việc tái phạm.Trao đổi về nội dung công việc sắp tới và hướng dẫn các yêu cầu an toàn trong các công việc cụ thể.Nhắc nhở và kiểm tra tình trạng an toàn máy móc, thiết bị, dụng cụ thi công, hệ thống điện nơi mình làm việc, đảm bảo rằng tất cả đều an toàn trước khi bắt đầu thi công.Nhắc nhở việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động.Ghi nhận các phản hồi, đề xuất, nguyện vọng về an toàn từ người lao động.Nhắc nhở công nhân viên về các quy tắc và các quy định an toàn chung.

Trong thời gian làm việc:

Theo dõi, phát hiện những vi phạm trong quá trình làm việc của công nhân viên.Nhắc nhở công nhân viên trong dự án/bộ phận và tổ đội làm việc nghiêm túc và tuân thủ nội quy an toàn – vệ sinh lao động.Phát hiện kịp thời các hư hỏng của máy móc, thiết bị, sự cố phát sinh gây nguy hiểm cho người lao động. Báo cáo kịp thời cho trưởng nhóm AT – VSV, trưởng bộ phận/dự án hoặc bộ phận HSE để được xử lý.

Khi kết thúc công việc:

Nhắc nhở công nhân viên thực hiện sắp xếp vật tư và dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc.Thủ kho kiêm AT – VSV thực hiện kiểm tra ngoại quan các máy móc, thiết bị, vật tư khi công nhân trả về kho.Mạng lưới AT – VSV kiểm tra lại các khu vực làm việc, hệ thống điện, nước trước khi ra về. Ghi nhận các mối nguy hiểm tiềm ẩn để trao đổi trong buổi họp toolbox ngày hôm sau.Thực hiện viết Nhật ký an toàn và báo cáo.

7.2 Nội dung công việc khi làm việc tại văn phòng, nhà kho của trụ sở làm việc.

Hằng ngày:

Đôn đốc, nhắc nhở công nhân viên khi tham gia làm việc phải sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân, các thiết bị an toàn, nâng cao ý thức an toàn trong khi làm việc.Kiểm tra, sắp xếp, bảo dưỡng các trang thiết bị an toàn, dụng cụ thi công và các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.Phát hiện kịp thời các hư hỏng của máy móc, thiết bị, sự cố phát sinh gây nguy hiểm cho người lao động. Báo cáo kịp thời cho trưởng nhóm AT – VSV, trưởng bộ phận hoặc giám sát HSE để được xử lý.Kiểm tra và nhắc nhở công nhân viên về công tác vệ sinh khu vực làm việc.

III. CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN – VỆ SINH VIÊN

Điều 8: Quản lý hoạt động của mạng lưới AT – VSV

Công đoàn Công ty kết hợp với Phòng HSE có trách nhiệm hướng dẫn, điều hành hoạt động của mạng lưới An toàn – vệ sinh viên.Các phòng ban khác phối hợp với công đoàn cơ sở để triển khai nghiêm túc quy chế này, tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên đạt hiệu quả.

Điều 9: Chế độ sinh hoạt của mạng lưới AT – VSV

Hằng tháng tại dự án/khu vực làm việc, Công đoàn cơ sở phối hợp cùng Phòng HSE tổ chức cuộc họp, hội ý với sự tham gia của Mạng lưới AT – VSV và cấp quản lý nhằm đánh giá tình hình thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động đã thực hiện trong tháng. Qua đó, phát huy các điểm tích cực và đề ra các giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế. Biểu dương các AT – VSV và người lao động có thành tích tốt trong công tác an toàn – vệ sinh lao động, kiểm điểm những AT – VSV chưa hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ trong tháng tới.Định kỳ 06 tháng và 01 năm tổng kết kết quả hoạt động của Mạng lưới An toàn – vệ sinh viên dưới sự tham gia của Công đoàn cơ sở, Phòng HSE và Ban giám đốc nhằm đánh giá hoạt động đã qua và đề ra phương hướng hoạt động của 6 tháng tiếp theo. Ngoài ra có thể họp đột xuất nhằm rút kinh nghiệm các vụ tai nạn, các sự cố xảy ra, hoặc sau các đợt kiểm tra của cấp trên.

Nội dung chính của tất cả các cuộc họp, hội ý phải được ghi nhận vào biên bản cuộc họp.

Điều 10: Chế độ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và học tập

Các AT – VSV được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, học tập khi có quyết định của Giám đốc hoặc Ban chấp hành Công đoàn Công ty.Hàng năm các AT – VSV được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, học tập ít nhất 01 lần về nghiệp vụ công tác AT – VSV, sơ cấp cứu ban đầu và phòng cháy chữa cháy.

Điều 11: Phương pháp xử lý các vi phạm và kiến nghị

Khi phát hiện các vi phạm, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, tùy theo mức độ nghiêm trọng và tần xuất sảy ra. An toàn – vệ sinh viên kiến nghị với trưởng nhóm AT – VSV, trưởng bộ phận/dự án hoặc giám sát HSE để tìm biện pháp khắc phục. Trong trường hợp cần thiết AT – VSV có thể tạm dừng công việc và lập biên bản hiện trường. Chỉ tiếp tục làm việc khi điều kiện an toàn được thiết lập lại.Tất cả các kiến nghị phải được ghi vào nhật ký an toàn. Trưởng bộ phận/dự án có trách nhiệm xác nhận kiến nghị và thực hiện xử lý theo cấp độ ưu tiên.

Điều 12: Chế độ báo cáo của mạng lưới AT – VSV

Hằng ngày: Trước khi kết thúc ca làm việc, dựa trên tình hình thực hiện an toàn – vệ sinh lao động trong ca. Trưởng nhóm AT – VSV hoặc AT – VSV khác được Trưởng nhóm AT – VSV ủy quyền thực hiện viết nhật ký an toàn và gửi hình ảnh báo cáo thông qua các kênh trao đổi thông tin chung của bộ phận/dự án.

Hằng tháng: Vào khoảng thời gian từ ngày 01 đến ngày 05 tháng sau, trên cơ sở thống nhất với trưởng bộ phận/dự án, Đại diện công đoàn cơ sở phối hợp cùng bộ phận HSE thực hiện đánh giá thi đua hằng tháng của mạng lưới AT – VSV theo Phụ lục 2. Dựa trên kết quả đánh giá và tình hình thực tế để Ban giám đốc xét duyệt mức phụ cấp trách nhiệm.

IV. CƠ CHẾ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI AN TOÀN – VỆ SINH VIÊN

Điều 13: Quyền lợi của An toàn – vệ sinh viên

Điều 14: Chế độ khen thưởng và khiển trách

Khen thưởng:

An toàn – vệ sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ sẽ được hưởng phụ cấp hằng tháng theo quy định và đánh giá từ Ban giám đốc. Các An toàn – vệ sinh viên xuất sắc được đề xuất khen thưởng hằng năm.

Khiển trách:

An toàn – vệ sinh viên được đánh giá làm việc không đạt hiệu quả hoặc không hoàn thành nhiệm vụ sẽ không được hưởng phụ cấp hằng tháng. Định kỳ 6 tháng một lần Công đoàn Công ty và Phòng HSE phối hợp tiến hành lấy ý kiến của các Trưởng bộ phận/dự án để đánh giá chất lượng hoạt động của các An toàn – vệ sinh viên. Đề xuất tới Ban giám đốc để thay thế, bổ sung các An toàn – vệ sinh viên theo yêu cầu thực tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15: Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và Ban giám đốc Công ty thỏa thuận và ra quyết định thành lập mạng lưới An toàn – vệ sinh viên, công bố rộng rãi cho người lao động được biết.

Điều 16: Mạng lưới An toàn – vệ sinh viên tại các dự án/bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này. Các phòng ban liên quan căn cứ quy chế này để tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới AT – VSV hoạt động hiệu quả.

Xem thêm: Cách Tìm Số Có Bao Nhiêu Số Có 3 Chữ Số Chia Hết Cho 9 Mn Biết Ko???

Trong quá trình thực hiện có điều gì vướng mắc, các phòng/ban liên quan phải báo cáo/phản ánh về Công đoàn cơ sở/Phòng HSE/Ban giám đốc để sửa đổi cho phù hợp./.

TM. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN

CHỦ TỊCH

BAN GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục 1: Mẫu băng đeo tay dành cho An toàn viên

*

Phần tiếp theo: Phần 5.1 Hướng dẫn thiết lập bối cảnh trong quá trình nhận diện và đánh giá rủi ro