Trong cuộc sống của chúng ta, việc áp dụng pháp luật diễn ra hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu áp dụng pháp luật là gì? Mời quý khách hàng cùng công ty Luật ACC tìm hiểu về áp dụng pháp luật thông qua bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Sử dụng pháp luật là

Áp dụng pháp luật là gì
1. Áp dụng pháp luật là gì?
Áp dụng pháp luật được hiểu là loạt động thực hiện pháp luật, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cá nhân/ tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền. Việc áp dụng pháp luật nhằm cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể.
2. Ví dụ về áp dụng pháp luật
Một số trường hợp sau đây được xác định là áp dụng pháp luật:
– Tòa án xét xử tranh chấp về thừa kế, đất đai;
– Tòa án giải quyết vụ án lý hôn đơn phương;
– UBND ra quyết định thu hồi đất;
– UBND ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
– Cảnh sát giao thông xử phạt người có hành vi vi phạm quy định khi tham gia giao thông.
3. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
– Chủ thể: là chủ thể có thẩm quyền
Đây có thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân hay tổ chức được nhà nước trao quyền trong từng trường hợp cụ thể.
– Việc áp dụng pháp luật tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
– Các trường hợp áp dụng pháp luật:
+ Khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên bị xâm phạm, ảnh hưởng mà các bên không thể tự giải quyết được => Cần sự giải quyết, phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ trường hợp tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng.
+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm quy định pháp luật. Ví dụ: Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm luật giao thông đường bộ; UBND xử phạt người có hành vi làm mất trật tự an ninh xã hội.
+ Trong trường hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không tự nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp, công nhận của nhà nước. Ví dụ như việc đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử.
+ Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia nhằm mục đích kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ví dụ như việc công chứng/chứng thực hợp đồng, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hay tuyên bố một người đã chết.
– Bản chất của việc áp dụng pháp luật: mang tính chất bắt buộc, mang quyền lực nhà nước.
Xem thêm: Chế Độ Cai Trị Của Các Triều Đại Phong Kiến Phương Bắc Đối Với Nước Ta Từ Thế Kỉ 1 Đến Thế Kỷ 6
– Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.
Trên đây là những thông tin về vấn đề áp dụng pháp luật mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: